Gỡ vướng đất sai phạm ở Cam Lâm

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa báo cáo Thường vụ Tỉnh ủy về hướng giải quyết vướng mắc liên quan đến sai phạm tại 114 khu đất ở huyện Cam Lâm khi “hiến đất làm đường”

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(2029169);}else{parent.admSspPageRg.draw(2029169);}

Theo đó, UBND tỉnh Khánh Hòa thống nhất về chủ trương hướng giải quyết theo đề xuất, kiến nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), UBND huyện Cam Lâm xác định phân loại cụ thể từng trường hợp, từng nhóm vấn đề đối với 114 trường hợp phân lô, tách thửa, “hiến đất làm đường” theo kết luận kiểm tra.

Được tồn tại nhưng… không có đường đi

Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Khánh Hòa kết luận Ban Thường vụ Huyện ủy Cam Lâm nhiệm kỳ 2015-2020 và nhiệm kỳ 2020-2025 đã vi phạm quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo; thiếu kiểm tra, giám sát, để UBND huyện tự đặt ra thủ tục “hiến đất làm đường” không đúng thẩm quyền; cho phép 114 trường hợp tặng cho đất, tự nguyện trả lại đất cho nhà nước để tự làm đường, tách thửa và đã tách xong 2.350 thửa với tổng diện tích hơn 57 ha.

Theo UBND huyện Cam Lâm, qua rà soát trong số 114 khu vực có 7 khu vực hiến đất để tự làm đường, tách thửa, chuyển nhượng phù hợp với quy hoạch giao thông; 107 khu vực còn lại không có đường, không phù hợp với quy hoạch giao thông, sau đó hiến đất để tự làm đường giao thông.

Gỡ vướng đất sai phạm ở Cam Lâm - Ảnh 1.

Nhiều trường hợp phân lô bán nền núp bóng “hiến đất”, chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở huyện Cam Lâm

UBND huyện này đã tạm dừng các thủ tục đăng ký biến động đối với các thửa đất thuộc 114 khu vực này là một hình thức nhằm hạn chế tình trạng “phân lô, bán nền”. Tuy nhiên, việc tạm dừng các quyền của người dân là không đúng các quy định của pháp luật. UBND huyện đã tiếp nhận 84 đơn khiếu nại của hộ dân liên quan đến việc tạm dừng. Sau đó phải chấm dứt việc tạm dừng này.

Qua đề nghị của UBND huyện Cam Lâm và tham mưu của Sở TN-MT, UBND tỉnh Khánh Hòa thống nhất: Đối với 7 trường hợp hiến đất làm đường phù hợp với quy hoạch giao thông, cho phép người dân được thực hiện các quyền, nghĩa vụ đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) đã được cấp; được cấp phép xây dựng nhà ở nếu người dân có nhu cầu; cho phép tồn tại các đường giao thông hiện trạng.

Đối với 107 trường hợp hiến đất làm đường không phù hợp với quy hoạch thì cho phép tồn tại các thửa đất theo mục đích trên GCNQSDĐ. Tuy nhiên, UBND huyện Cam Lâm hủy văn bản chấp thuận đường giao thông. Tại đây không cho phép xây dựng cho đến khi phù hợp với quy hoạch xây dựng và đáp ứng các điều kiện hạ tầng hoặc có văn bản cho phép của cấp có thẩm quyền.

Cấp sai nhưng không có thẩm quyền hủy

Để xử lý các sai phạm, UBND huyện Cam Lâm thực hiện việc hủy các quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất; thu hồi các quyết định làm đường trái quy hoạch… Tuy nhiên, liên quan đến GCNQSDĐ có nhiều vướng mắc.

Cụ thể, đối với khu đất của ông Lương Công Dân và ông Vũ Đình Chinh (nằm trong 114 khu đất sai phạm) đã được tách thành 74 thửa đất và được chuyển nhượng nhiều lần. Hai khu đất này thể hiện trên GCNQSDĐ là đất ở nông thôn tiếp giáp đường nhựa (hình thành do hiến đất). Thế nhưng, khi thu hồi phần đất làm đường, đồng nghĩa lô đất này không còn tiếp giáp đường nhưng trong GCNQSDĐ vẫn thể hiện giáp đường là không đúng.

Rõ ràng đối với những trường hợp như trên, việc cấp GCNQSDĐ đã sai nhưng liệu tỉnh có thu hồi GCNQSDĐ sai ấy được không? Theo luật sư Nguyễn Hồng Hà (Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa), quy định của Luật Đất đai thì UBND huyện, Sở TN-MT không có thẩm quyền thu hồi GCNQSDĐ đã cấp trái pháp luật đã chuyển nhượng cho người khác. Theo các quy định hiện hành, nhà nước không thu hồi GCNQSDĐ đã cấp trái pháp luật trong các trường hợp được quy định tại điểm d khoản 2 điều 106 Luật Đất đai (người được cấp GCNQSDĐ đã thực hiện thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và đã được giải quyết theo quy định của pháp luật).

Vì vậy, việc xử lý thiệt hại do cấp GCNQSDĐ trái pháp luật gây ra phải được thực hiện theo quyết định hoặc bản án của TAND. Người có hành vi vi phạm dẫn đến việc cấp GCNQSDĐ trái pháp luật cũng bị xử lý theo quy định tại điều 206 và điều 207 Luật Đất đai.

Theo luật sư Hà, trong công văn của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Khánh Hòa vừa qua có nêu: “Việc giải quyết các vấn đề tiếp theo hiện nay chưa có văn bản chỉ đạo, trong khi theo Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43 ngày 15-4-2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thì việc hủy các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này không thuộc thẩm quyền của TAND” là không chính xác. 

Nhiều người bị kỷ luật vì sai phạm

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Khánh Hòa đã thông qua kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm cùng với kết quả xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Huyện ủy Cam Lâm và 8 đảng viên liên quan, trong đó có nguyên bí thư và chủ tịch UBND huyện này vì liên quan đến sai phạm “hiến đất làm đường” nói trên.